-
- Tổng tiền thanh toán:
Làm Thế Nào Để Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Đúng Cách?
Để tồn tại và phát triển, việc hiểu rõ và phân tích đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân tích đối thủ chính xác, toàn diện? Bài viết dưới đây của Magic Lamp sẽ tập trung khám phá các phương pháp, công cụ và chiến lược cần thiết để đảm bảo rằng quá trình phân tích không chỉ đáp ứng yêu cầu thị trường đang thay đổi mà còn mang lại những thông tin quan trọng để định hình chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Cùng theo dõi nhé!
Lập danh sách đối thủ cạnh tranh
Trước khi bắt tay vào việc phân tích, doanh nghiệp cần lập danh sách chi tiết các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách tìm kiếm thông qua Google hoặc các trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể chắt lọc danh sách của mình dựa vào các tiêu chí bao gồm việc đối thủ đang bán các loại sản phẩm, có cơ sở kinh doanh, tiếp thị đối tượng khách hàng tương tự với doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, bạn cần chú ý hơn nếu cả hai doanh nghiệp đều mới tham gia thị trường hoặc đối thủ là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Nhờ việc phân loại đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược đa chiều, tối ưu hóa điểm mạnh và đối mặt với những khuyết điểm một cách toàn diện, giúp đảm bảo sự linh hoạt và thành công trong môi trường cạnh tranh. Bạn có thể phân loại đối thủ của mình theo các cấp độ cạnh tranh dưới đây:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tương tự thuộc cùng một phân khúc thị trường. Sự cạnh tranh trực tiếp này thường diễn gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nắm bắt điểm mạnh của mình để duy trì, mở rộng thị phần.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế nhưng có ảnh hưởng đáng kể đối với thị trường của bạn. Việc này đặt ra thách thức về việc làm thế nào để tạo ra giá trị đặc biệt để giữ chân khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn khác.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp hiện chưa cung cấp những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhưng có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn trong tương lai nếu họ mở rộng kinh doanh.
Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một trong những bước quan trọng trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có thể hiểu rõ về chiến lược, điểm mạnh, và yếu điểm của họ.
Để thu thập thông tin hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào các nguồn đáng tin cậy như báo cáo tài chính, trang web chính thức, báo cáo hàng năm, kênh phân phối, khách hàng của đối thủ cùng các thông tin từ các nguồn nghiên cứu thị trường.
Thông tin cần thu thập có thể bao gồm mặt hàng hoặc dịch vụ họ cung cấp, mức giá, chiến lược tiếp thị, chính sách bán hàng, quy mô và tầm ảnh hưởng trên thị trường. Ngoài ra, đánh giá từ khách hàng, thậm chí là đánh giá từ cộng đồng kinh doanh có thể trở thành nguồn thông tin quan trọng để hiểu rõ về hình ảnh và uy tín của đối thủ.
Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ là công cụ quan trọng giúp hiển thị, so sánh các thông tin mà doanh nghiệp thu thập được. Bảng phân tích có thể được chia thành các cột cho từng đối thủ cạnh tranh để tạo ra một cái nhìn toàn diện về vị thế của mỗi đối thủ.
Các thông tin chi tiết như giá cả, sản phẩm, tương tác mạng xã hội, nội dung truyền thông, yêu cầu khách hàng, chiến lược tiếp thị, đánh giá và xu hướng thị trường là những yếu tố cần xuất hiện trong bảng phân tích. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về sự cạnh tranh và cơ hội để phát triển.
Ứng dụng mô hình phân tích
Dựa vào bảng phân tích đối thủ cạnh tranh đã được lập ra, bạn cần lựa chọn sử dụng hoặc kết hợp các mô hình phân tích dưới đây sao cho phù hợp nhất:
- Mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Giúp doanh nghiệp tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan đến chiến lược kinh doanh.
- CPM: Là một mô hình dựa trên việc xác định các yếu tố quyết định sự thành công trong ngành công nghiệp. Nó giúp xác định các yếu tố chủ chốt mà doanh nghiệp cần tập trung để có hiệu suất tốt hơn so với đối thủ.
- Đa giác cạnh tranh (Competitive Profile Matrix): Tập trung vào việc so sánh vị thế chiến lược của doanh nghiệp và đối thủ dựa trên các yếu tố chính như chiến lược tiếp thị, tài chính, sản phẩm/dịch vụ và quản lý.
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Tập trung vào đánh giá sức mạnh của năm lực lượng tác động lên một doanh nghiệp, bao gồm sức mạnh cạnh tranh trong ngành, đàm phán của nhà cung ứng và khách hàng, sự đe dọa từ sản phẩm/dịch vụ thay thế, và độ cạnh tranh từ đối thủ trong ngành.
Dù là trước đây, hiện tại hay trong tương lai, việc phân tích đối thủ cạnh tranh luôn đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công, bền vững của mọi doanh nghiệp. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về đối thủ mà còn là bước quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, linh hoạt.
Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Magic Lamp để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy liên hệ ngay với Magic Lamp qua Website, hoặc Fanpage để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm các dịch vụ Quảng cáo của Magic Lamp: