Magiclamp Media Production

Thương mại điện tử - Xu hướng kinh doanh thời 4.0

 

Ngày nay, khi tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn thì các hoạt động kinh doanh trên nền tảng internet tại khắp nơi trên thế giới đang được ưa chuộng và diễn ra vô cùng thuận lợi. Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có nền thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay còn gọi là E-commerce là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.
E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau:

  • E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
  • Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
  • Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
  • Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
  • Bảo mật các giao dịch kinh doanh

2. Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của Kinh doanh điện tửThương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó Kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

3Lợi ích của thương mại điện tử?

Thương mại điện tử là kênh bán hàng bền vững bởi những lợi ích vô cùng thiết thực từ các nền tảng công nghệ cung cấp.
Bên cạnh những lý do như sự ảnh hưởng từ đại dịch, từ nhu cầu hay sự thay đổi của thói quen người dùng, các mô hình kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử được nhiều nhà kinh doanh đón nhận bởi những ưu điểm lớn của nó. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra, đây là hướng đi mới, đưa công nghệ vào việc kinh doanh một cách tối ưu. Đặc biệt, đây là cách tối ưu chi phí vô cùng hiệu quả trong kinh doanh và được áp dụng với tất cả các mặt hàng.
Ngoài ra, đây còn là kênh bán hàng với nguồn khách hàng không giới hạn. Một sản phẩm của bạn có thể tiếp cận tới hàng trăm, hàng nghìn khách hàng không giới hạn độ tuổi, giới tính hay quốc gia. Có thể nói, việc áp dụng công nghệ 4.0 vào mô hình kinh doanh đã giúp cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề tệp khách hàng một cách nhanh chóng và đơn giản. Thông qua đó, khách hàng tìm đến doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách đơn giản chỉ bằng vài thuật toán tìm kiếm. Chính điều này tạo nên một thị trường trao đổi vô cùng sôi động.

4. Các hình thức thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung "kỹ thuật số" cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ "meta" đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của thương mại điện tử.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm:

  • Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
  • Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
  • Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
  • Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
  • Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
  • Chính phủ với Chính phủ (G2G)
  • Chính phủ với Công dân (G2C)
  • Khách hàng với Khách hàng (C2C)
  • Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)

Bên cạnh các kiểu E-commerce truyền thống bên trên, nhiều thể loại E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song với sự phát triển của công nghệ. Nổi bật có thể kể đến T-commerce và M-commerce.

  • T-commerce (thương mại truyền hình)
  • M-commerce (thương mại di động)

Trên đây là một số những thông tin về Thương mại điện tử mà Magic Lamp đã thu thập và tổng hợp được nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn, vui lòng liên hệ:

MAGIC LAMP MEDIA – Cho thuê Phòng Maketing

  • Địa chỉ: số 71, đường D5, phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0905.344.568
  • Email: all.magiclamp@gmail.com
  • Website: magiclamp.vn
  • Thời gian làm việc: 8h00 đến 17h00 (T2 - T6), 8h00 đến 12h00 (T7).
Bạn đang xem: Thương mại điện tử - Xu hướng kinh doanh thời 4.0
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *