Magiclamp - Cho thuê phòng Marketing trọn gói!

Digital Marketing Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Nên Nắm!

Công nghệ đã mang đến nhiều tác động mạnh mẽ đến thói quen, hành vi của người tiêu dùng, trong đó sự thúc đẩy sự phát triển của Digital Marketing lớn mạnh như vũ bão. Chúng được xem là một trong những lĩnh vực vô cùng mới mẻ. Không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo thế hệ người trẻ, mà còn rất nhiều nguồn nhân lực. Do đó, sự khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cũng đang là một trong những bài toán khó. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Digital Marketing, hãy dừng đôi chút và đọc bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin tổng quan từ A – Z về Digital Marketing. 

Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing là gì?

Xu thế phát triển của công nghệ hiện nay đã khiến ngành Digital Marketing trở thành một phần vô cùng quan trọng đối với đa số các doanh nghiệp. Song, khi tìm hiểu đến những định nghĩa, khái niệm liên quan, có rất nhiều kết quả trả về khác nhau, khiến người đọc cảm thấy khó khăn để nhận biết và tiếp cận với những thông tin phù hợp và chính xác nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc đa dạng góc nhìn và khái niệm về Digital Marketing của những chuyên gia, học giả nổi tiếng trên thế giới về ngành Marketing.

Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử hay còn gọi là Digital Marketing: bao gồm đa dạng tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp, khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.

Theo Philips Kotler: “Marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch cho các mục như sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ, bên cạnh đó còn gợi ý nhiều ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

Tổng quan,, Digital Marketing là gì, có thể hiểu đây là các hoạt động marketing và trao đổi thông tin, đánh bóng tên tuổi,  quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Internet và kỹ thuật số, trải dài cả 4 dạng Media chính như sau:

1. Owned Media

Owned Media là các kênh thuộc sở hữu của công ty hoặc thương hiệu, thường là trang web, trang web nhỏ hoặc blog, v.v. Ngoài ra, triển khai tiếp thị kỹ thuật số trên phương tiện sở hữu cũng tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức truyền thông khác. 
 
Tuy nhiên, quá trình hình thành, phát triển và  hoạt động tiếp thị số trên các kênh này phải mất một thời gian tương đối dài mới có thể tiếp cận rộng rãi với công chúng và phương tiện truyền thông của chính họ không đáng tin cậy.

2. Paid Media

Paid Media là dạng truyền thông có tốn phí, hiểu một cách đơn giản, các thương hiệu, doanh nghiệp bỏ ra một số tiền để các kênh này thực hiện việc quảng cáo theo yêu cầu. Chẳng hạn như các kênh Paid Media phổ biến nhất như quảng cáo hiển thị, quảng cáo hiển thị tìm kiếm, social ads, KOLs, retargeting,… Paid Media linh hoạt chủ động thực hiện theo nhiều yêu cầu của khách hàng, phục vụ mục tiêu chiến dịch Digital Marketing của nhãn hàng,  doanh nghiệp. Và họ sẵn sàng triển khai ngay lập tức, mang đến hiệu quả nhanh chóng, độ bao phủ rộng. Đặc biệt, truyền thông trả phí còn có chức năng đo lường các chỉ số kết quả và báo cáo trả về giúp Marketers dễ dàng kiểm soát hiệu quả của các chiến dịch.

3. Earned Media

Truyền thông lan truyền hay Earned Media là một trong những dạng Media của Digital Marketing, khi khách hàng và công chúng mục tiêu tự lan truyền thông tin, tự truyền thông về thương hiệu. Sử dụng Earned Media xây dựng được sự tin cậy cho thương hiệu, doanh nghiệp, có sự minh bạch, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi mua của khách hàng. Tuy nhiên, Earned Media khó kiểm soát do gặp khó khăn trong việc đo lường và có thể bao gồm cả những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp.

4. Social Media

Social media (truyền thông xã hội) là một trong những yếu tố quan trọng của tiếp thị trực tuyến, nó nói về các hoạt động tương tác của thương hiệu với đối tượng và khách hàng mục tiêu thông qua các nền tảng xã hội của bên thứ ba. . Ví dụ: Facebook, Instagram, Youtube, Forum, Twitter,… Các kênh truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng vì chúng linh hoạt, có khả năng thấu hiểu nhu cầu khách hàng, mang lại lợi nhuận và mục tiêu chiến dịch Digital Marketing . Đặc biệt, việc sử dụng mạng xã hội giúp cá nhân hóa, đưa hình ảnh  thương hiệu, công ty đến gần hơn, kết nối và tạo dựng mối quan hệ, niềm tin với công chúng, khách hàng mục tiêu.

Lợi ích của việc ứng dụng Digital Marketing 

Digital Marketing được coi là một đòn bẩy, mang đến nhiều thành công cho doanh nghiệp. Họ sẵn sàng chi ngân sách lớn, cùng với sự phát triển của công nghệ và thị trường, Digital Marketing mang đến nhiều lợi ích cho thương hiệu. Sự hiện diện của lĩnh vực này “học hỏi” rất nhiều từ Marketing truyền thống. Chúng bổ trợ, hạn chế, nhưng cũng tận dụng thay đổi không ngừng của thị trường. Những ưu điểm, lợi ích vượt trội của Digital Marketing có thể kể đến như:

Tính thuận tiện

Google tính đến thời điểm hiện tại được coi như “kim chỉ nam” cho hầu hết mọi hành động của người tiêu dùng, bên cạnh đó Digital Marketing trở thành “chìa khóa” giúp thương hiệu, doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận với khách hàng và tạo ra doanh thu. Digital Marketing thể hiện lợi ích lớn nhất đó là tính thuận tiện, doanh nghiệp có thể hoạt động không cần bận tâm đến thời gian, không gian. Khách hàng chỉ cần tìm kiếm, đặt hàng, xem đánh giá review hay bàn luận về sản phẩm mình muốn mua một cách đơn giản và dễ dàng. 

Chi phí khởi điểm thấp

Khi các công cụ tiếp thị truyền thống phổ biến như sự kiện, đài phát thanh, truyền hình, thư, v.v. liên quan đến ngân sách lớn, chi phí  cho các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số sẽ thấp hơn nhiều. Doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai quảng cáo trực tuyến mà không cần lo lắng quá nhiều về ngân sách ban đầu. Đặc biệt, các công ty được quyền tự quyết định các hoạt  động như cách thức tiến hành, chi phí cụ thể cho từng chiến dịch, thời gian thực hiện… theo mục tiêu  đề ra. Tất cả các công cụ tìm kiếm và nền tảng truyền thông xã hội đều cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào đặt giá thầu linh hoạt, cho phép họ kiểm soát ngân sách  quảng cáo của mình.

Ví dụ, doanh nghiệp chạy Google Ads hoàn toàn có thể trả chi phí thấp hơn cho Google so với chi phí đã dự kiến ban đầu nếu biết lựa chọn giá thầu hợp lý. Điều quan trọng hơn hết là kiểm soát, theo dõi và điều chỉnh tốt các công cụ quảng cáo. Chưa kể, doanh nghiệp cũng có thể thu hút sự quan tâm và tìm kiếm khách hàng từ đa dạng kênh khác nhau như dịch vụ SEO, tạo gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử,…

Tiếp cận rộng, sâu và nhanh chóng hơn bao giờ hết 

Việc triển khai các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp  kết nối và tiếp cận  khách hàng trên quy mô lớn. Bắt đầu với một chiến dịch tiếp thị, khách hàng mục tiêu có thể được nhìn thấy từ mọi nơi trên thế giới, bất kể vị trí địa lý, điều đó có nghĩa là công ty có thể bán hàng ở bất cứ đâu ngay cả khi họ không có hoạt động kinh doanh trực tiếp ở  đó. Điều này có được nhờ ứng dụng  Big Data, lượng  dữ liệu  người dùng cực lớn như âm thanh, văn bản, hình ảnh, hồ sơ khách hàng được thu thập bởi các nền tảng quảng cáo trực tuyến (Facebook, Google,…).

Dễ dàng kiểm soát và đo lường

Đo lường hiệu quả của tiếp thị truyền thống tương đối khó khăn, nhưng điều này được khắc phục hiệu quả trong tiếp thị kỹ thuật số. Với các công cụ báo cáo và phân tích kỹ thuật  số, các công ty có thể dễ dàng và chủ động theo dõi cũng như đo lường kết quả và đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Doanh nghiệp có thể đo lường khá chính xác mức độ  quan tâm của một nhóm khách hàng tiềm năng đối với một  quảng cáo cụ thể hoặc biết được số lượng người tìm kiếm và truy cập trang web của họ bằng từ khóa, cụ thể là qua công cụ tìm kiếm, v.v.

Các chiến dịch tiếp thị phù hợp với ngân sách và mục tiêu cụ thể của bạn. Việc đo lường hiệu quả kinh doanh, tính toán khoản phí, doanh thu và lợi nhuận trên mỗi sản phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đây là lợi ích mà marketing truyền thống khó có thể sánh được.

Lời kết

Hy vọng thông qua nội dung bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về giá trị từ Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi website Magic Lamp thường xuyên để cập nhật nhiều tin tức hữu ích về Marketing bạn nhé!


 

Bạn đang xem: Digital Marketing Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Nên Nắm!
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *