Đăng bởi Xuân Hương vào lúc 04/07/2024
Trên con đường xây dựng và duy trì thương hiệu, chi phí marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đây không chỉ là những khoản chi để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là nền tảng để xác định sự thành công và bền vững của chiến lược kinh doanh. Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về chi phí marketing, từ những loại chi phí cơ bản đến cách tính toán hiệu quả, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách quản lý chúng trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Chi phí marketing bao gồm các khoản chi cho các hoạt động trực tiếp cùng các hoạt động hỗ trợ khác trong một chiến dịch quảng cáo. Đây là chi phí không bị giới hạn tùy theo theo nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. Các khoản chi phổ biến bao gồm nghiên cứu thị trường, quảng cáo, phát triển sản phẩm, in ấn, phân phối tài liệu. Ngoài ra, chi phí marketing còn bao gồm chi phí bán hàng như tiền lương, phúc lợi, hoa hồng cùng các khoản phí liên quan đến việc bán hàng, chi trả cho nhân viên.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần biết cách cân bằng tỷ lệ chi phí marketing với các chi phí khác. Việc phân tích, lên kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng bao quát các hoạt động marketing, xác định sản phẩm cần đẩy mạnh, kênh phân phối hiệu quả, loại hình cần mở rộng hoặc thu hẹp.
Tỷ lệ chi tiêu cho marketing cũng khác nhau phụ thuộc vào ngành hàng. Khi quảng bá sản phẩm mới hoặc giới thiệu thương hiệu mới, chi phí marketing có thể lên đến hơn 20% doanh thu. Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo, đa số các doanh nghiệp chi khoảng 5-6% doanh thu cho hoạt động marketing bình thường và có thể chi hơn 6% khi giới thiệu sản phẩm mới. Các thương hiệu cao cấp sẽ chi nhiều chi phí marketing hơn để đẩy mạnh tên tuổi của mình.
Bên cạnh việc tận dụng thông tin từ internet, báo đài, tạp chí, một số khảo sát trực tuyến yêu cầu chi phí để thu thập dữ liệu chất lượng và chuyên sâu hơn về nhu cầu, sở thích của khách hàng, sự phát triển của thị trường cùng đối thủ cạnh tranh.
Ngân sách cho nghiên cứu khách hàng thường bao gồm các yếu tố như hiệu suất thị trường, hoạt động, xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của đối thủ, đặc điểm hành vi, sở thích của người dùng, cũng như khách hàng tiềm năng.
Chi phí bán hàng cá nhân liên quan đến quá trình bán hàng của nhân viên sales, từ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, trao đổi và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, chi phí này bao gồm tuyển dụng, đào tạo nhân viên, chi phí cho các ấn phẩm bán hàng, quảng cáo, xây dựng kịch bản bán hàng, chương trình livestream và các hoạt động thúc đẩy bán hàng khác. Chi phí marketing này đảm bảo nhân viên sales có đủ kỹ năng, công cụ để tiếp cận, phục vụ khách hàng hiệu quả, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Để hoàn thiện một website, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố để xác định nguồn ngân sách phù hợp. Các chi phí thường phát sinh bao gồm:
Nếu chưa có kinh nghiệm và đội ngũ marketing riêng, việc thuê một công ty agency chuyên nghiệp là giải pháp hiệu quả. Các agency sẽ giúp tính toán chi phí marketing hợp lý, tối ưu, cung cấp nền tảng website cùng các công cụ digital hỗ trợ tối đa.
Chi phí thuê agency thường dựa trên thời gian thực hiện chiến dịch, phần trăm hoa hồng trên chi phí quảng cáo hoặc các dịch vụ trọn gói. Dù thuê agency hay tự làm marketing, bạn cần tính các khoản phí như in ấn, thiết kế bảng hiệu quảng cáo, website, bài báo, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí và phí hoa hồng.
Nếu doanh nghiệp có bộ phận marketing riêng, quỹ lương, thưởng và đãi ngộ cho nhân viên cũng được tính vào chi phí marketing. Đội ngũ này thường bao gồm Marketing Manager, Content Creator, Designer, Video Editor, SEOer, nhân viên Facebook Ads, Social Media Manager và cộng tác viên truyền thông tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc thuê Freelancer để chạy chiến dịch ngắn hạn có thể giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Chi phí marketing đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng, duy trì sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Hiểu rõ và quản lý hiệu quả các loại chi phí này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết và luôn sẵn sàng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với thị trường thay đổi không ngừng.
Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy liên hệ ngay với Magic Lamp qua Website, hoặc Fanpage để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm các dịch vụ Quảng cáo của Magic Lamp: