Đăng bởi Minh Khuê vào lúc 13/12/2021
Mỗi doanh nghiệp đều có một danh sách gồm khoảng 100-250 nhà báo. Tuy nhiên họ thường không xếp loại thứ tự danh sách này một cách hợp lý. Có thể họ đã bỏ qua những blogger trên Youtube – những người có sức ảnh hưởng lớn.
Ngày nay, khi các nhà báo làm cho nhiều tòa soạn, kể cả blog cá nhân của họ. Họ cũng có thể chia sẻ nội dung qua Twitter, SnapChat và LinkedIn. Điều này khiến bạn rất khó kiểm soát tầm ảnh hưởng của họ với xã hội.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã làm một thuật toán dùng 110 điểm data khác nhau để xác định top 50 người có sức ảnh hưởng nhất. Nếu không thường xuyên cập nhật, bạn không thể xác định được nhà báo đã từng có sức ảnh hưởng giờ đây không còn trong top.
Để đánh giá được kết quả công việc, bạn cần phải đo lường qua những chỉ số cụ thể. PR thường được đánh giá qua chỉ số ROI và nhận thức chung của công chúng đối với sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Nhưng ngày nay, PR có hiệu quả hay không phải nhìn vào con số khách hàng tiềm năng thấy được sức ảnh hưởng của thương hiệu.
Nếu như một marketer cố gắng giải thích rằng đã gửi 100.000 email trực tiếp và báo cáo rằng họ đã gây ấn tượng với 100.000 người và không có kết quả gì khác, họ rất có khả năng sẽ bị đuổi việc. Họ không chỉ cần biết họ nhận được bao nhiêu phản hồi mà họ còn cần phải biết bao nhiêu người trong số đó sẽ thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự của họ.
Chuyên viên PR nên quan sát lượt truy cập trên website, lượng khách hàng tiềm năng gia tăng và lượt chia sẻ của công chúng về doanh nghiệp trên các trang cá nhân,… Hiện nay, có nhiều công cụ có thể giúp bạn theo dõi sự tương quan giữa các chỉ số này, từ đó có cái nhìn tổng quan và chiến lược hơn giúp bạn tránh khỏi những sai lầm khi làm PR trong thời đại số.
Hầu hết các thương hiệu đều làm PR, nhưng có mấy ai nhìn nhận lại và đặt ra những vấn đề như “Liệu thông cáo báo chí của doanh nghiệp có được mọi người quan tâm hay không?”. Chắc chắn rằng nhiều thông cáo báo chí hiện nay không được tối ưu hóa về tìm kiếm.
Tìm kiếm tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng để mọi người có thể tìm ra các sản phẩm hay thương hiệu, tại sao bạn không nắm bắt lấy cơ hội này? Có rất nhiều công cụ có thể tối ưu hóa tìm kiếm nội dung. Nếu bạn muốn nổi bật trong cuộc đua tìm kiếm ấy, hãy phân tích, đánh giá những từ khóa đang được ưa chuộng và áp dụng ngay vào nội dung của thương hiệu mình.
Thay vì coi các nhà báo và blogger là robot đang chờ để doanh nghiệp “giao việc”, tại sao bạn không nhìn xem họ đang gặp những khó khăn gì? Một cách hiệu quả để giúp đỡ và tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn với những đối tác PR là tích cực tìm hiểu và tương tác nhiều hơn với họ, xem họ đang viết những nội dung gì. Hãy chia sẻ với họ những câu chuyện và tâm lý của công chúng mà bạn biết, không nhất thiết những câu chuyện đó phải liên quan đến thương hiệu của bạn. Việc tạo ra kết nối tốt như vậy, chắc chắn sẽ nâng cao kết quả PR.
Nhân viên trong công ty chính là một nguồn lực vô cùng hữu ích nhưng chưa được khai thác triệt để trên thị trường PR. Tất nhiên, sẽ rất rủi ro nếu bạn để tất cả các nhân viên nắm rõ hết tất cả thông tin của công ty. Các công cụ như Social Chorus, Dynamic Signal hay LinkedIn Elevate sẽ theo dõi, đánh giá các hoạt động dễ dàng hơn ngay cả khi ở trong nền công nghiệp quy tắc như hiện nay.
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích để tránh khỏi những sai lầm khi làm PR.
Xem thêm: