Keyword Stuffing là gì? Bỏ túi cách tối ưu từ khóa hỗ trợ SEO

Đăng bởi Xuân Hương vào lúc 09/06/2022

Keyword Stuffing từng là một trong những kỹ thuật SEO được nhiều người làm SEO chia sẻ với nhau nhằm để cải thiện thứ hạng cho trang web. Tuy nhiên, Keyword Stuffing không còn được phổ biến ở thời điểm hiện tại, thậm chí nếu bạn không biết cách tối ưu còn có nguy cơ bị Google phạt. Trong bài viết này, Magic Lamp sẽ giúp bạn hiểu được Keyword Stuffing là gì? Và cách để chuyển đổi Keyword Stuffing để mang đến lợi ích cho SEO.

 

1. Keyword Stuffing là gì?

Keyword Stuffing là nhồi nhét từ khóa, tức là chèn một số lượng lớn từ khóa vào nội dung bài viết trên trang web, cũng như các thẻ meta nhằm tăng thứ hạng kết quả khi tìm kiếm. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trước đây, nhưng bây giờ cách này không còn hiệu quả nữa,  ngược lại còn gây hại cho website.

1.1. Một số tính năng của Keyword Stuffing:

Từ khóa lặp lại, cụm từ khóa không cần thiết.

Thêm từ khóa không phù hợp với nội dung.

Chèn nhiều từ khóa lớn giống nhau.

Thêm từ khóa nằm ngoài ngữ cảnh.

2. Việc Keyword Stuffing ảnh hưởng đến website như thế nào?

Nếu bạn đã từng đọc những đoạn văn và bài viết đầy từ khóa, bạn sẽ thấy thật khó chịu và đó là một trải nghiệm cực tệ đối với người dùng.

Nội dung website cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ, nếu bạn để quá nhiều từ khóa trùng lặp thì công cụ tìm kiếm sẽ chỉ hiểu bạn chứ không phải người dùng. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng, họ sẽ rời khỏi trang nếu thấy nội dung nhồi nhét quá nhiều, làm giảm tỷ lệ Time On Site đồng thời tăng Bounce Rate. Thay vào đó hãy tối ưu hóa Onpage một cách hợp lý, tạo ra giá trị cho người dùng.

2.1. Có 2 dạng nhồi nhét từ khóa:

Thấy được bằng mắt thường, đọc văn bản bạn sẽ thấy từ khóa đó ở bất kỳ đâu trên website. Mật độ website dao động trong khoảng từ 2-3%.

Không thấy được bằng mắt thường, các từ khóa bị ẩn bằng cách dùng màu trùng với màu nền website.

3. Các cách để tránh Keyword Stuffing

3.1. Viết cho người dùng đầu tiên

Viết nội dung theo cách tự nhiên, làm cho nội dung có thể chia sẻ với người đọc và đừng cố làm theo một công thức khô khan, gò bó. Google đánh giá trang web cao nếu trải nghiệm mang lại cho người dùng tốt.

3.2. Sử dụng từ đồng nghĩa

Để tránh lặp đi lặp lại từ khóa, hãy thay thế chúng bằng các từ đồng nghĩa. Sử dụng các từ đồng nghĩa chính xác, không sử dụng các từ đồng nghĩa gây nhầm lẫn cho người đọc.

3.3. Sử dụng Long-tail Keywords

Nếu bạn đang sử dụng từ khóa Long-tail Keywords thì bạn đang đi đúng hướng. Long-tail Keywords là từ khóa dài hơn từ khóa thông thường nhưng vẫn liên quan mật thiết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Những từ khóa này vẫn cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm để khách hàng tìm hiểu trước khi mua hàng. Trường hợp này giúp giảm các trường hợp nhồi nhét từ khóa và lặp lại từ khóa.

3.4. Viết các bài dài hơn

Viết bài viết dài hơn giúp giảm việc nhồi nhét từ khóa, mặc dù không có tiêu chuẩn nào về độ dài của bài viết được cho là hiệu quả. Những bài viết chuyên sâu, cung cấp đầy đủ thông tin chắc chắn sẽ giữ chân người dùng lâu hơn, từ đó cải thiện tỷ lệ thoát trang.

4. Cách tối ưu các từ khóa hỗ trợ SEO

4.1. Gắn một từ khóa chính cho mỗi trang

Việc triển khai bài viết nên bắt đầu với một từ khóa mục tiêu theo dõi và khai thác nội dung bài viết, phân tích sâu để mang lại những giá trị thiết thực cho người tìm kiếm. Bạn cũng nên thực hiện một số nghiên cứu từ khóa xem mức độ cạnh tranh của từ khóa thấp hay cao, cơ hội cải thiện thứ hạng là bao nhiêu. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs, SEMrush,…

4.2. Tạo nội dung dài hơn

Các website thuộc trang thương mại điện tử, dịch vụ hoặc tin tức cần ít nhất 300 từ để tối ưu hóa nội dung chính của chúng. Điều này sẽ có lợi cho thứ hạng của công cụ tìm kiếm vì công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên xếp hạng thông tin phù hợp với người dùng.

4.3. Sử dụng mật độ từ khóa thích hợp

Phân bổ các từ khóa mục tiêu thích hợp cho tất cả nội dung được trình bày trên trang. Tránh nhồi nhét từ khóa, mật độ từ khóa tốt nhất là 2% theo các chuyên gia SEO nước ngoài. Để chắc chắn hơn bạn có thể sử dụng các công cụ như plugin Yoast SEO hoặc Rank Math để kiểm tra mật độ từ khóa khi đăng..

4.4. Thêm từ khóa phụ, từ đồng nghĩa với từ khóa

Thay vì sử dụng một từ khóa và nhồi nhét từ khóa vào bài viết, bạn sử dụng những cách khác hay hơn, điều này không chỉ làm phong phú nội dung mà còn giúp Google hiểu rõ hơn về ngữ nghĩa của nội dung của bạn. Thay từ khóa chính bằng từ khóa phụ, từ đồng nghĩa, các biến thể của từ khóa chính. 

4.5. Đặt từ khóa của bạn giúp cho người đọc càng dễ nhìn càng tốt:

Tiêu đề trang

Thẻ tiêu đề

Meta Description

Ít nhất một thẻ của hình ảnh

Đoạn đầu của bài viết

Đoạn kết của bài viết

 

Trong quá trình tối ưu SEO, bạn nên chèn từ khóa một cách khéo léo và không bị tính là Keyword Stuffing mà vẫn giữ được sự tự nhiên cho bài viết. Hãy lưu lại chia sẻ của Magic Lamp để biết cách tối ưu từ khóa hiệu quả. Chúc các bạn tối ưu từ khóa thành công nhé.